Phát hiện thêm bí ẩn ở bãi đá cổ Stonehenge 5.000 năm ở Anh
Các chuyên gia ĐH Oxford phát hiện 25 hộp sọ người cổ đại đồ đá được chôn ở khu vực Stonehenge cách đây hơn 5.000 năm.
Bãi đá cổ Stonehenge được biết đến là 1 trong những kỳ quan kinh ngạc trên thế giới. Bí ẩn về việc chúng được xây dựng như thế nào vẫn luôn khiến giới khoa học đau đầu.
Và nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc ĐH Oxford đã phát hiện thêm bí mật về bãi đá cổ Stonehenge này.
Theo đó, họ phát hiện hộp sọ của 25 người Neolithic thời cổ đại đồ đá được chôn ở khu vực Stonehenge cách đây hơn 5.000 năm. Và rất có thể, họ chính là người xứ Wales đã giúp vận chuyển những tảng đá khổng lồ để xây dựng Stonehenge.
Ta biết rằng, bãi đá cổ Stonehenge được xây dựng trong hàng ngàn năm với nhiều giai thoại khác nhau.
Giới sử học tin rằng, Stonehenge được xây dựng đầu tiên cách đây 5.000 năm bởi người cổ đại Neolithic với công nghệ đồ đá. Quá trình xây đựng hoàn tất vào khoảng 3.500 năm trước.
Để tìm ra câu trả lời, giới nghiên cứu đã tiến hành đo đồng vị strontium trong xương hỏa táng được chôn cất tại vị trí. Họ phát hiện trong 10 mảnh vỡ hộp sọ có hóa chất phù hợp với những người đến từ miền Tây nước Anh - 1 khu vực bao gồm cả miền tây xứ Wales.
Tiến sĩ Snoeck - người tham gia nghiên cứu cho biết, hài cốt người này được tìm thấy trong khu vực có niên đại khoảng năm 3.000 TCN. Giới khoa học khẳng định, những bộ hài cốt này đều được hỏa táng.
Nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Việc hài cốt tồn tại qua quá trình hỏa táng (hơn 1.000 độ C) giúp chúng tôi có cơ hội tuyệt vời để xác định nguồn gốc của người đã mất".
Giáo sư John Pouncett - dẫn đầu nghiên cứu cho biết, người cổ đại được chôn cất ở Stonehenge nhiều khả năng có địa vị cao.
Mặc dù chưa thể xác định được vì sao những người cổ đại này lại đem khối đá này di chuyển quãng đường xa hơn 200km nhưn phát hiện này cũng đem lại cho giới khoa học thông tin về người xưa.
John Pouncett nói thêm: "Những tàn tích hỏa táng này sẽ giúp cung cấp cột mốc được sử dụng để xây dựng vòng tròn đá, phương cách di chuyển và chôn cất của người xưa".
Theo Soha