Các nhà khoa học sẽ che Mặt trời từ mùa Xuân 2019 để cứu lấy Trái đất
Mặc dù các tác động tiêu cực tiềm ẩn không được mô tả đầy đủ, nhưng khả năng kiểm soát nhiệt độ Trái đất bằng cách phun các hạt nhỏ vào tầng bình lưu là một giải pháp hấp dẫn bởi chi phí thực hiện.
Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Harvard đang có kế hoạch giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua kiến trúc địa lý, bằng cách ngăn chặn ánh sáng Mặt trời. Khái niệm này đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nhưng đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu sẽ che Mặt Trời thực sự để cứu lấy Trái Đất.
Nhóm các nhà khoa học tại Đại học Harvard sẽ triển khai giải pháp giải phóng canxi cacbonat vào tầng bình lưu.
Đây chính xác là lý do tại sao nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard dự định phun các hạt phấn nhỏ (canxi cacbonat) vào tầng bình lưu trong một thí nghiệm có kiểm soát. Các mô hình máy tính chỉ có thể đi xa trong việc dự đoán các tác động của kỹ thuật này. Với sự tài trợ một phần của người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, nhóm Harvard sẽ bắt đầu trả lời các câu hỏi còn lại sớm nhất là vào mùa Xuân năm 2019.
Mặc dù các tác động tiêu cực tiềm ẩn không được mô tả đầy đủ, nhưng khả năng kiểm soát nhiệt độ Trái đất bằng cách phun các hạt nhỏ vào tầng bình lưu là một giải pháp hấp dẫn bởi chi phí thực hiện. Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) gần đây đã ước tính rằng, việc liên tục giải phóng các hạt vào tầng bình lưu có thể bù đắp 1,5°C sự nóng lên với chí phí chỉ từ 1 - 10 tỷ USD/năm.
Khi so sánh các chi phí này với việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoặc hấp thụ carbon toàn cầu, phương pháp này trở nên rất hấp dẫn. Do đó, các nhà khoa học, cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ độc lập của công nghệ này phải cân bằng giữa tính hiệu quả và không tốn kém của phương pháp này với các rủi ro tiềm ẩn đối với cây trồng toàn cầu, điều kiện thời tiết và hạn hán. Cuối cùng, cách duy nhất để mô tả đầy đủ các rủi ro là các thí nghiệm trong thế giới thực, giống như nhóm Harvard đang bắt tay vào thực hiện.
Ngọc Phạm
Theo Forbes