"Đồng minh nhỏ bé" nhưng hỗ trợ đắc lực cho bạn trong cuộc sống và công việc: Càng tìm được sớm thì càng thành công
Thói quen - một thứ tưởng chừng như rất nhỏ - lại có tác động lớn tới chính bạn và những xung quanh.
Theo nhà nghiên cứu sức khỏe Philippa Lally, chúng ta phải mất ít nhất 66 ngày để thiết lập một thói quen mới. Mặc dù vậy, bạn không cần thiết phải cố gắng nỗ lực to lớn để đạt được mục tiêu của mình. Cách tốt nhất đó là bạn nghĩ ra một kế hoạch, nó có thể là một hệ thống các thói quen dễ thực hiện mỗi ngày. Bằng cách hình thành và duy trì với những thói quen này, bạn có thể tiến gần hơn đến những mục tiêu lớn trong cuộc sống của mình.
Nhà văn Stephen Guise, chủ nhân cuốn sách mang tên Thói quen càng nhỏ, thành công càng lớn đã đặt ra khái niệm tập bắt đầu với thói quen nhỏ để phát huy tối đa năng lực của bạn trong từng công việc. Một thói quen nhỏ, giống như uống một ly nước hoặc học một từ tiếng Anh mỗi ngày, thực hiện từng bước nhỏ rồi đến từng bước lớn cho tới khi bạn được thành tựu mong muốn.
Phương pháp này trở nên hiệu quả, bởi vì, bạn sẽ luôn muốn thực hiện những thói quen đơn giản và mất ít ý chí mỗi ngày cho đến khi bạn muốn gắn bó với chúng và coi đây là những việc làm không thể bỏ qua trong một ngày của bạn.
Thói quen có thể gây ra những điều nhầm lẫn nếu bạn không tìm hiểu kĩ. Vào những năm 1950, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Maxwell Maltz tuyên bố rằng 21 là con số "phép màu" cần thiết để bạn tạo ra một thói quen mới. Tuy nhiên, đến năm 2009, nhà nghiên cứu sức khỏe Philippa Lally đã khẳng định lại điều này là không thể sau khi thực hiện nghiên cứu. Bà Lally và cộng sự của mình phát hiện ra rằng, trên thực tế, phải mất hơn hai tháng - trung bình 66 ngày, thì bạn mới thực sự tập trung thực hiện những thói quen mới của bạn như điều không thể bỏ qua.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thành công của mỗi người với sự tuân thủ thói quen phụ thuộc vào cá nhân và kiểu thói quen, với những thói quen đòi hỏi nhiều hơn, như chạy trong mười lăm phút trước bữa tối, nó được chứng minh cần nhiều nỗ lực hơn để theo kịp. Điều này, không có nghĩa là làm bạn mất đi niềm tin và quyết tâm. Ngược lại, thói quen vẫn có thể là đồng minh nhỏ bé nhất của bạn trong hành trình tìm kiếm thành công lớn cho mình.
Vì vậy muốn phát huy tối đa khả năng của mình, thì bạn hãy bắt đầu từng chút một, rèn luyện từng thói quen mà bạn tin là mình làm được, dần dần tìm đến những thói quen cần nhiều thay đổi và nỗ lực hơn.
Tại sao thói quen nhỏ lại mang giúp bạn phát huy năng lực tối đa của mình?
Thói quen là những điều nhỏ bé, đơn giản, lặp lại hàng ngày đến khi bạn đạt được thành công. Cụ thể hơn, nếu bạn bắt đầu một thói quen nhỏ phù hợp và duy trì nó tốt thì bạn sẽ không cần thúc đẩy chính mình để thực hiện những điều ấy. Nó sẽ diễn ra một cách tự nhiên như khi một hạt giống được trồng đúng nơi.
Mặc dù những hành động này nhỏ đến nỗi dường như bạn gần như không quan tâm tới nó và có vẻ vô nghĩa, nhưng bạn phải cố gắng thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định thì bạn mới duy trì được chúng.
Về mặt tâm lý, chúng cũng đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Cảm giác đạt được mục tiêu nhỏ bé của bạn mỗi ngày mang lại một niềm tin trong việc đi đến những mục tiêu lớn, thực hiện tốt những công việc được đề ra. Đó chính là điều quan trọng nhất trong việc tập thay đổi và thích nghi với một thói quen mới.
Tạo những thói quen nhỏ của riêng bạn
1. Chọn đúng thói quen
Thói quen nhỏ của bạn phải được gắn với thứ gì đó bạn thực sự muốn đạt được. Ví dụ: Bạn muốn làm quen với bộ môn yoga, hãy tập hít thở và tập những động tác đơn giản trước.
Đặt ra thói quen làm việc và hệ thống làm việc hữu ích hơn nhiều so với việc áp đặt kỷ luật lên bản thân. Chúng ta luôn khuyến khích phát triển thói quen để những quyết định của mình sẽ gắn với phần sáng tạo nhất trong công việc hay bất cứ đâu phù hợp với tài năng chỉ riêng ta có.
2. Tạo các dấu hiệu thói quen.
Một gợi ý về thói quen là một cảm giác hay một sự kiện nhắc nhở bạn thực hiện thói quen nhỏ của mình. Ví dụ, mỗi khi những bộ phim của Hollywood xuất hiện trên ti vi, có thể là lúc để bạn học vài từ tiếng Anh trong ngày.
Chúng ta cũng có thể tạo ra một hệ thống cá nhân. Những hệ thống tốt luôn khiến công việc diễn tiến một cách tự nhiên và không tốn của bạn chút ý chí nào. Những thiên tài trong lịch sử cũng làm việc theo những thói quen cá nhân phù hợp với bản thân họ. Hãy thử áp dụng quy luật 80-20:
Những hoạt động nào ảnh hưởng lớn đến thành công của bạn?
Những hoạt động nào ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc của bạn?
Sắp xếp lại lịch làm việc của mình sao cho bạn có thể làm nhiều số 1 hơn và loại trừ số 2 càng nhiều càng tốt
Vậy là bạn sẽ sẵn sàng để thức dậy vào sáng hôm sau với một hệ thống công việc và bạn có thể bắt tay ngay vào việc rèn luyện thói quen mỗi ngày của mình.
Theo dõi kết quả rèn luyện của bạn.
Cách đơn giản nhất bạn có thể tạo ra những bảng theo dõi theo sở thích với màu sắc bắt mắt để sau đánh dấu sau mỗi lần bạn luyện tập thói quen. Phản ánh về thành tích hàng ngày của bạn sẽ giúp bạn giữ thói quen nhỏ của mình và phát triển chúng hơn nữa. Thành Rome ở nước Ý không được xây dựng trong một ngày, nó được xây bằng gạch bằng phiến đá hoa cương qua nhiều năm giám sát, và trở thành thành phố lớn mà bạn thấy ngày nay.
Nếu cuộc sống của bạn có nhiều những thói quen nhỏ, bạn sẽ ngạc nhiên rằng bạn sẽ trở thành một người làm việc hiệu quả hơn và bạn sẽ đạt được mục tiêu gần hơn. Tự tin với những thay đổi và rèn luyện thói quen, mỗi ngày hãy nói: "Tôi làm được", để cổ vũ tinh thần cho bản thân nhé.