Người Việt có còn mặn mà với cà phê Việt?
Là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới, Việt Nam có đầy đủ ưu thế để phát triển loại đồ uống thơm ngon đậm vị này. Tuy nhiên, giữa muôn vàn loại đồ uống khác, có một câu hỏi đặt ra là, liệu người Việt còn mặn mà với cà phê Việt?
Cà phê Việt trong sự cạnh tranh với các loại đồ uống khác
Được coi là xứ sở của cà phê, Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển loại đồ uống này như khí hậu thuận lợi, chất lượng đất tốt, sở hữu vùng nguyên liệu rộng lớn. Cà phê Việt cũng ghi dấu ấn trên thị trường xuất khẩu với chất lượng nguyên liệu tốt.
Tuy nhiên, có một điều khá lạ rằng người tiêu dùng Việt hiện nay, nhất là đối tượng khách hàng trẻ lại chưa thực sự yêu thích loại đồ uống chứa cafein này. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới là yếu tố văn hóa, thế hệ. Người trẻ coi uống cà phê chất như một thú vui, một đặc điểm của thế hệ cha anh đi trước. Nhịp sống đô thị sôi động cùng sự xâm lấn của các giá trị văn hóa ngoại quốc đã tạo nên một thế hệ tiêu dùng mới, ưu tiên các loại đồ uống khác.
Nguyên nhân thứ 2 có thể đến từ việc bản thân cà phê đang phải cạnh tranh với các loại đồ uống khác như đồ uống có ga, sinh tố, smoothie, các loại đồ uống detox có lợi cho sức khỏe. Người trẻ cho rằng những loại đồ uống này hợp khẩu vị hơn và cũng năng động hơn.
Và nguyên nhân cuối cùng, được cho rằng do các loại cà phê hiện nay trên thị trường chưa đảm bảo độ sạch, độ nguyên chất. Nhiều phóng sự đã chỉ ra các chủ quán cà phê chỉ chú trọng lợi nhuận, đã sử dụng loại cà phê có nhiều tạp chất hóa học, dẫn tới sự nghi ngại về sức khỏe cho người dùng.
Đa số người tiêu dùng Việt đang thiếu đi một trải nghiệm cà phê đủ chất
Tại các quán cà phê hay nơi công sở, dễ nhận ra người Việt đang chỉ sử dụng đồ uống này như một thói quen, hoặc là một cách để tỉnh táo, chứ chưa hẳn để thưởng thức cái ngon đúng nghĩa. Cà phê cũng xuất hiện trên bàn làm việc, trong các cuộc đàm phán để giúp tinh thần minh mẫn, như một loại đồ uống tiện lợi và dễ pha chế.
Việc thưởng thức cà phê đúng nghĩa, trong mắt nhiều người, lại khá tốn thời gian và khó kiếm cả một quán có chất lượng tốt. Chính vì vậy, cà phê đôi khi bị hiểu nhầm thành một thú thưởng thức cho những người có nhiều thời gian. Để biến cà phê thành một nét văn hóa tinh tế, thu hút cần phải có những mô hình mang đến trải nghiệm cà phê chất lượng, thơm ngon, đáp ứng nhu cầu thị giác, vị giác mà không làm mất đi giá trị "mộc" của cà phê.
Laha café- Mang cà phê trọn vị đến cho người Việt
Từ ý tưởng ban đầu, mang cà phê sạch và chất nhất từ nông trại tới các cửa hàng, tới nay, CEO Hoàng Việt đã có thể tự hào khi Laha café nhanh chóng phát triển, trở thành thương hiệu sở hữu hệ thống chuỗi cà phê gồm 80 chi nhánh tại TP. HCM, Đắk Lắc và Lâm Hà, trung bình có 15.000 ly cà phê được bán ra mỗi ngày.
Chất lượng là tiêu chí hàng đầu để một thương hiệu có xuất phát điểm bình dân như Laha dần đi vào lòng khách hàng. Những cốc cà phê sẽ trọn vị, thơm ngon nếu được thu hoạch, sơ chế và rang xay an toàn, bài bản với sự quản lý chặt chẽ.
Tại trang trại Laha café và các trang trại được liên kết, người nông dân chỉ hái những hạt cà phê chín, phơi và rang vừa. Hạt cà phê được sơ chế kiểu mật ong - chỉ chọn những quả cà phê chín mọng, bóc vỏ, khâu sơ chế để giữ lại nguyên vẹn lượng mật của trái cà phê trên vỏ lụa. Hạt được phơi trên giàn bằng nắng tự nhiên để mật của trái thấm vào trong, rút về độ ẩm chuẩn 11-12%.
Bên cạnh đó, Laha café cũng nhân rộng chuỗi cửa hàng bằng hệ thống nhượng quyền linh hoạt. Dù là một kiosk bán cà phê, một chiếc xe bán mang đi hay hệ thống cửa hàng cố định, nguyên liệu một ly cà phê Laha cũng không thay đổi. Có lẽ cũng vì thế mà Laha nhanh chóng được khách hàng ưa thích, không chỉ vì chất lượng sản phẩm. Mà còn vì bản thân cà phê vốn được coi là loại đồ uống cho mọi tầng lớp, nên những thương hiệu như Laha dễ được đồng cảm và yêu thích. Và cũng từ chính những ly cà phê này, người sáng lập lại gửi gắm một mơ ước, rằng người Việt, nhất là người Việt trẻ sẽ kiến tạo nên một nền văn hoá thưởng thức cà phê đặc sắc và đưa sản vật này của Việt Nam đi xa khắp nơi trên thế giới.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế