VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Biến đổi khí hậu tác động đến bảo tồn đô thị cổ

Đó là một trong những nguyên nhân được các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bảo tồn, bảo tàng vừa đề cập xung quanh chủ đề về bảo tồn, phát huy di sản đô thị cổ - làng cổ VN.

Ngập lụt tại phố cổ Hội An
 /// ẢNH: H.T
Ngập lụt tại phố cổ Hội An
ẢNH: H.T
 
Tọa đàm tổ chức tại TP.Hội An (Quảng Nam), do Cục Văn hóa thuộc Cơ quan văn hóa Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, ĐH nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) phối hợp với Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An thực hiện.
Theo ông Phạm Phú Ngọc, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa, thời gian qua nhiều di tích đã được bảo tồn và phát huy giá trị, nhưng các di sản đô thị cổ - làng cổ VN hiện đang đối mặt không ít khó khăn, thách thức, trong đó tác động nặng nhất đến từ tự nhiên, biến đổi khí hậu, lũ lụt, ẩm mốc, mối mọt...
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa, áp lực phát triển, cải tạo hạ tầng, phục vụ du lịch, thiếu vật liệu và nhân công kỹ thuật, tâm lý trông chờ ỷ lại vào nguồn ngân sách... cũng khiến công tác bảo tồn, trùng tu gặp không ít khó khăn. Đại diện BQL các làng cổ VN như Đường Lâm (Hà Nội), Phước Tích (Thừa Thiên-Huế), Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang), Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam)... cũng mong muốn nhà nước ưu tiên đầu tư kinh phí để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống ở làng cổ, phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể, trò chơi dân gian, sưu tầm trang phục cổ, quảng bá, quản lý phát triển làng nghề để thu hút khách du lịch...
Theo TNO

Bài mới hơn

Bài viết cùng chuyên mục