Vinamilk đầu tư mạnh mẽ vào ASEAN, Trung Quốc
Riêng tại Campuchia, Vinamilk thực sự không ngờ tỷ lệ 9 tháng đầu năm nay đột biến. Trước đó khi chỉ dừng lại ở phân phối thì chưa khi nào VNM đã được mức tăng trưởng như hiện tại ở Campuchia, đến lúc bắt đầu xây dựng nhà máy, lập hệ thống thì hiệu suất kinh doanh tăng vọt, sức mua của người dân nơi đây cũng tốt hơn nhiều.
"Khi lấy được thị phần sẽ giải quyết được tất cả vấn đề"
Câu chuyện tăng trưởng giảm nhiệt kể từ thời điểm cuối năm 2016 đã trở thành đề tài bàn tán với "bà hoàng" ngành sữa Vinamilk (VNM). Và đến hôm nay, vấn đề lại thêm nóng khi sức tiêu thụ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy sự chững lại rõ rệt. Mặc dù trẻ em vẫn tăng trong cơ cấu doanh số Việt Nam nhưng nhu cầu sữa nội địa còn ở mức thấp…
Thậm chí, đặt mục tiêu tăng trưởng thấp 5% cho năm 2018, mới đây đại diện VNM, bà Mai Kiều Liên, còn cho rằng lợi nhuận đến cuối năm 2018 khó lòng đạt được tăng trưởng 4%.
Trước nhận định này, chất vấn "Thị trường sữa bão hòa, VNM có dùng tiền dư đang có đầu tư ngành hàng mới?" lại đồng loạt được gửi đến VNM.
Trả lời trong buổi họp mặt nhà đầu tư mới đây, bà Liên cho biết: "Có rất nhiều người hỏi tôi như vậy, các cổ đông lớn thì lại đề nghị không đầu tư vào ngành khác, họ nói rất muốn VNM giữ được cốt lõi hiện có. Vì thực sự số tiền dư đó VNM đang kế hoạch sẵn sàng mua bán và sáp nhập, cả trong nước và ngoài nước, đối với ngành hàng sữa". Tại thời điểm cuối quý 3/2018, VNM đang có gần 8.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi.
Bà Liên nghĩ rằng mọi người bi quan nhưng riêng bà không quá bi quan về ngành sữa đang giảm nhiệt. Bởi, thực tế có rất nhiều điều kiện mà ngành sữa Việt sở hữu so với khu vực, bản thân VNM cũng tự nhìn nhận mình còn rất nhiều cơ hội tăng trưởng. Thị trường chưa bão hòa, chẳng qua tình trạng thì lúc thế này lúc thế khác. Dù thị trường có đi lùi, đi tiến, tiến chậm, tiến nhanh… nhưng xu hướng vẫn đi lên.
Trọng tâm vẫn là cố gắng lấy thị phần, bởi "Khi lấy được thị phần sẽ giải quyết được tất cả vấn đề".
Cho nên, với lợi thế nguồn tài chính đủ làm những công tác đột phá trong ngành "ruột" của mình, VNM vẫn sẽ tập trung ngành sữa. Liên quan đến vốn, nếu cần thiết VNM vẫn sẽ vay, nhưng vẫn luôn tính kỹ, vì đối với ngành hàng lấy vay ngắn hạn cho đầu tư dài hạn thì rất rủi ro, vì thế nên VNM chưa làm chuyện đó. Không biết 5-7 năm nữa, tầng lớp kế thừa VNM có nghĩ đến ngành khác không, bà Liên nói, nhưng hiện thì đến lúc đó VNM vẫn chỉ tập trung vào sản phẩm sữa.
Trọng tâm vẫn là cố gắng lấy thị phần, bởi "Khi lấy được thị phần sẽ giải quyết được tất cả vấn đề". Hiện VNM đã có 58-59% nội địa rồi, tức vẫn còn đến hơn 40% nữa để lấy, VNM phải chiến đấu với không chỉ đối thủ trong nước mà cả nước ngoài. Bởi vì, hiện bắt đầu các đối thủ nước ngoài đã thấy được tiềm năng tại Việt Nam và cũng đã đầu tư, do đó VNM phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với các đối thủ đa quốc gia như thế.
Tình hình xuất khẩu sang các thị trường quốc tế
Và trong bối cảnh ấy, VNM đã, đang và tiếp tục đẩy mạnh sang thị trường quốc tế, đặc biệt nhóm mới nổi với tiềm năng còn dồi dào, giới phân tích cho hay. Thực tế cũng minh chứng khi công tác mở rộng thị trường xuất khẩu quốc tế đang được "bà hoàng" sữa Việt chú trọng. Ghi nhận từ người đại diện VNM cũng cho hay, xuất khẩu quý 3 của Công ty tương đối tốt, tập trung chủ yếu tại thị trường Asean.
Được biết VNM đang tập trung phát triển thị trường khu vực Đông Nam Á (Philippines, Campuchia, Indonesia, Trung Quốcư…) và Trung Quốc với tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm. Chi tiết bao gồm:
+ Thị trường Philippines và Campuchia, ghi nhận tăng trưởng doanh thu tốt nhất khu vực Đông Nam Á;
+ Thị trường Myanmar và Indonesia: Mua các công ty nội địa để khảo sát thị trường.
+ Thị trường Trung Quốc: Tập trung xuất khẩu sữa chua. Đáng chú ý, hiệp định FTA Trung Quốc - Asean sắp được ký kết được kỳ vọng sẽ động lực xuất khẩu mới cho VNM tại thị trường này.
VNM đã đi vào hành vi tiêu dùng của thị trường Trung Đông
Đặt chiến lược tại vùng đất mới sẽ theo từng năm, và VNM sẽ luôn xem lại và cân đối phù hợp cho năm tới. Theo lộ trình, VNM kế hoạch đến năm 2021, 25% doanh thu sẽ đến từ thị trường nước ngoài. Riêng năm nay, tổng xuất khẩu 9 tháng qua vẫn tăng trưởng âm, chủ yếu do ảnh hưởng từ thị trường Trung Đông.
Chi tiết hơn, bà Liên nói: "Thị trường Trung Đông vẫn bất ổn, nhưng xu hướng dường như đang tốt lên dần, VNM đang kỳ vọng vì thực tế thị trường này đang nằm ngoài vùng kiểm soát của Công ty". Còn nói về rủi ro, VNM chắc chắn không chấp nhận, ví dụ đưa hàng đi nhưng không lấy được tiền về thì Công ty sẽ không làm.
Mặc dù hiện có nhiều người tư vấn VNM cứ đưa hàng sang bán thì thế nào cũng sẽ thu về, nhưng VNM bác bỏ vì cái gì chắc chắn mới làm, Công ty không cần vội. Còn thực tế năm nay hụt thì năm sau có thể sẽ tăng, VNM vẫn chắc chắn về bài toán tài chính trong công tác xuất khẩu. Bởi, nói về Trung Đông, với hành trình thâm nhập từ những năm 1997 VNM theo đó đã đi vào hành vi tiêu dùng của người dân tại đây.
Đã chuẩn bị sẵn sàng cho thị trường Trung Quốc
Thứ hai, liên quan đến nghị định sữa giữa Việt Nam và Trung Quốc thì vẫn chưa ký được, bà Liên cho biết, VNM vẫn đã sẵn sàng mọi công tác. Đơn cử mới đây lãnh đạo cũng cán bộ bên Trung Quốc đã có chuyến thăm nhằm kiểm tra chất lượng, đánh giá các doanh nghiệp sữa Việt nam, trong đó có VNM. Riêng tại VNM, đoàn Trung Quốc cũng đánh giá luôn về yếu tố trang trại, kể cả nhà máy, gần như họ không có ý kiến cần cải thiện điều gì. Còn nói về khi nào nghị định trên được được ký kết thì phụ thuộc phần lớn vào nước bạn, doanh nghiệp nội địa chúng ta chỉ việc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng.
Nói về tiềm năng tại thị trường Trung Quốc, người đứng đầu VNM cho rằng tương đối lớn, với 1,3-1,4 tỷ dân, đi cùng ngành sữa cũng đang rất phát triển và các công ty thuộc Top 20 của thế giới có đến 2 đơn vị Trung Quốc với doanh số cũng rất lớn. Còn tính cạnh tranh, mặc dù thị trường Trung Quốc đã phát triển nhưng VNM vẫn định vị được những mặt hàng lợi thế của mình, Công ty cũng đã chuẩn bị sẵn sàng.
Campuchia tăng trưởng đến không ngờ
Riêng tại Campuchia, VNM cho biết thực sự không ngờ khi tỷ lệ 9 tháng đầu năm nay đột biến. Trước đó khi chỉ dừng lại ở phân phối thì chưa khi nào VNM đã được mức tăng trưởng như hiện tại ở Campuchia, đến lúc bắt đầu xây dựng nhà máy, lập hệ thống thì hiệu suất kinh doanh tăng vọt, sức mua của người dân nơi đây cũng tốt hơn nhiều. Đây cũng là một kinh nghiệm mà VNM cho rằng sẽ cân nhắc ở thị trường mới khai thác là Myanmar.
Doanh thu tại Campuchia 9 tháng đầu năm tăng 121% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận tăng gấp 7 lần. Hiện VNM đang tăng tốc tại thị trường này, tổng mức đầu tư 25 triệu USD. Một lý do tăng trưởng khác tại Campuchia, theo đại diện VNM là bởi Công ty vừa thay đổi cách phân phối, đồng thời dòng sản phẩm chủ lực tại đây là sữa đặc có đường với biên lợi nhuận khá cao.
Do đó, tại Campuchia VNM đang tăng tốc đầu tư, dự kiến sẽ tăng thêm dây chuyền cho cả mặt hàng cũ và mới, bởi thị trường này tương đối ổn. Đây cũng là một cơ hội cho Việt Nam. Được biết, tổng mức đầu tư ban đầu cho thị trường này vào khoảng 25 triệu USD và VNM đã hoàn thành, dự kiến trong vòng 5 năm tới sẽ nâng con số lên gấp đôi.
Góp 51% vốn xây trang trại bò sữa 22 tỷ USD trên 4.000 ha tại Lào
Còn tại Lào, mới đây VNM đã ký hợp đồng liên doanh với một công ty chăn nuôi bò sữa vừa có gốc Lào vừa có gốc Nhật Bản. Tính toán về mặt địa lý, VNM cho biết vận chuyển sữa từ trang trại này về Nghệ An thì mất độ khoảng 6-8 tiếng, tương đương thời gian từ Lâm Đồng về Tp.HCM, điều này cũng giải thích cho lý do tại sao đầu tư vào Lào.
VNM đang có 27.000 trang trại, dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi lên đến 50.000 trang trại sau 4 năm nữa. Nếu cộng thêm 40.000-50.000 bên Lào thì VNM cho biết hoàn toàn yên tâm về vùng nguyên liệu, kéo theo giá thành tự chăn nuôi lúc này sẽ không thua kém so với thế giới.
Bổ sung, VNM chọn Lào bởi việc đầu tư vào chăn nuôi bò sữa cũng là chiến lược lâu dài, mà Lào với chi phí đầu tư thấp hơn, điều kiện thuận lợi hơn tại Việt Nam thì Công ty phải "tranh thủ".
Hiện, VNM đã có giấy phép của Bộ Kế hoạch Đầu tư và tổng vốn đầu tư cũng là 25 triệu USD. Tình hình bên đó 2 đơn vị này đã có 500 ha đất và đã đang nuôi bò sữa bao gồm 2 loại (i) bò sữa và (ii) bò Cube. Và VNM sẽ tham gia góp 51% vốn cùng với đối tác Lào, Nhật sẽ xây dựng một trang trại bò sữa với tổng tỷ giá 22 tỷ USD, trên tổng diện tích đất 4.000 ha. Giai đoạn 1 VNM và 2 đối tác này đã có được 500 ha, vừa rồi được cấp thêm 3.000 nữa thành ra tổng lên đến 4.000 ha. Với 4.000 ha thì VNM dự nuôi được đến 40.000 con bò sữa.
Tính đến nay, VNM đang có 27.000 trang trại, dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi lên đến 50.000 trang trại sau 4 năm nữa. Nếu cộng thêm 40.000-50.000 bên Lào thì VNM cho biết hoàn toàn yên tâm về vùng nguyên liệu, kéo theo giá thành tự chăn nuôi lúc này sẽ không thua kém so với thế giới.
Sẽ thành lập liên doanh tại Myanmar, dự khép kín nhằm thu lợi khủng như tại Campuchia
Một thị trường mới nổi khác là Myanmar, bà Liên cho biết sắp tới sẽ thành lập liên doanh, tương tự ở Campuchia cùng là những thị trường mới nổi. "Nếu chúng ta làm tốt, giá thành chúng ta hợp lý thì tăng trưởng sẽ ngoạn mục", bà Liên khẳng định.
Hiếu Nguyễn
Theo Trí thức trẻ