Tin doanh nhân công giáo

Sáu cách tìm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp

Khi đã có sẵn một kế hoạch và ý tưởng khởi nghiệp nhưng không có vốn, điều cần làm chắc chắn là phải gõ cửa các nhà đầu tư.

Muốn khởi nghiệp kinh doanh, đầu tiên bạn cần một kế hoạch và ý tưởng rõ ràng, đồng thời phải xác định nguồn lực tài chính cần là bao nhiêu, từ đó mới có thể bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư. Đây dĩ nhiên là giai đoạn khó khăn, hiếm khi nào tiền tự đến với bạn để bạn thỏa sức khởi nghiệp. Có người phải gõ cửa cả trăm nhà đầu tư mới huy động được vốn. Dưới đây là 6 cách mà Martin Zwilling, người sáng lập và CEO của công ty Startup Professionals (Mỹ) chia sẻ cho những người muốn khởi nghiệp.
1. Kêu gọi sự đầu tư của bạn bè, gia đình
Thông thường những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ kỳ vọng bạn có sẵn những cam kết từ nguồn lực của mình, để thể hiện mức độ đáng tin cậy của bạn. Rõ ràng nếu bạn bè và gia đình bạn không tin bạn, không tin vào dự án và ý tưởng của bạn thì bạn khó lòng trông chờ vào người lạ để họ đổ tiền cho bạn.
Ở những bước đi đầu trong quá trình khởi nghiệp, sự đầu tư của bạn bè và người thân sẽ là nguồn vốn cần thiết cho bạn
2. Mở chiến dịch kêu gọi vốn cộng đồng
Kêu gọi vốn cộng đồng là một phương pháp đang được nhiều bạn trẻ khởi nghiệp quan tâm hiện nay
Kêu gọi vốn cộng đồng là một phương pháp đang được nhiều bạn trẻ khởi nghiệp quan tâm hiện nayẢNH: SHUTTERSTOCK
Crowdfunding (kêu gọi vốn cộng đồng) là một phương pháp kêu gọi hỗ trợ tài chính cho các dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng, bao gồm cả khởi nghiệp kinh doanh. Nếu tự tin vào giá trị và tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, bạn có thể chia sẻ nó cho mọi người và có quyền hy vọng những nhà đầu tư rót tiền cho bạn.
Đối với hình thức huy động vốn này, ý tưởng chi tiết của bạn sẽ được đăng tải trên trang web. Suốt chiến dịch, dự án của bạn sẽ được các nhà đầu tư cam kết đổ vốn, cho đến khi đạt đủ số vốn bạn cần. Đây là cách được rất nhiều bạn trẻ chọn, nhất là những dự án khởi nghiệp mang lại giá trị không chỉ về vật chất. Có lúc tiền thu được là những khoản tài trợ.
3. Vay ngân hàng
Dĩ nhiên để vay ngân hàng được bạn cần có tài sản thế chấp hoặc có đủ điều kiện để vay tín dụng. Mặc dù không phải là giải pháp tối ưu nhưng đây cũng là một cách để bạn có tiền khởi nghiệp.
4. Tham gia các vườn ươm khởi nghiệp
Không khó để bạn tham gia vào các vườn ươm khởi nghiệp để tìm kiếm nguồn đầu tư cho mình
Không khó để bạn tham gia vào các vườn ươm khởi nghiệp để tìm kiếm nguồn đầu tư cho mìnhẢNH: SHUTTERSTOCK
Những tổ chức như thế này đã ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Các vườn ươm khởi nghiệp đồng thời cũng liên kết với các trường đại học lớn, các tổ chức phát triển cộng đồng, thậm chí là các công ty có nhiều nguồn lực.
Ngoài việc tạo điều kiện để ý tưởng của bạn được biết đến, nhiều vườn ươm khởi nghiệp còn cung cấp nguồn lực miễn phí cho các dự án khởi nghiệp, bao gồm văn phòng làm việc, tư vấn. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể tìm kiếm nhà đầu tư từ đây.
5. Trao đổi với bên khác
Cách này có nghĩa là bạn đổi kỹ năng hay điều gì đó bạn có để lấy điều bạn cần. Nói cách khác, bạn hy sinh một phần bạn có sẵn để có được nguồn lực hoặc vốn khởi nghiệp. Ví dụ, bạn không có tiền thuê văn phòng, nhưng bạn có hệ thống máy tính sẵn có, khi đó bạn có thể thương lượng để có một không gian làm việc, đổi lại bạn đồng ý hỗ trợ hệ thống vi tính cho những “người bạn” có thể cung cấp văn phòng cho bạn.
Bài toán về vốn luôn làm khó nhà khởi nghiệp nhưng không phải là không có cách
Bài toán về vốn luôn làm khó nhà khởi nghiệp nhưng không phải là không có cáchẢNH: SHUTTERSTOCK
Đôi khi điều bạn cần có thể quy ra thành các kỹ năng để trao đổi. Thay vì phải bỏ tiền ra thuê kế toán, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ của người khác và đổi lại bạn cung cấp cho họ thứ bạn cần. Có thể nói đây là cách tương hỗ lẫn nhau, cũng khá phổ biến đối với các nhà khởi nghiệp.
6. Tự thân vận động
Ngày nay, chi phí để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh không phải quá lớn và hơn 90% các nhà khởi nghiệp tự gây quỹ hay nói cách khác là tự thân vận động. Có thể sẽ khá lâu để tiết kiệm đủ tiền khởi nghiệp nhưng ưu điểm của cách này là bạn không phải từ bỏ cổ phần hay bất cứ sự kiểm soát nào đối với “đứa con” của mình.
Theo TNO

Bài mới hơn

Bài viết cùng chuyên mục