TIN CÔNG GIÁO

Những kỳ vọng cho điều trị tối hơn

TTO - Chờ đón các bước tiến mới trong phát hiện và điều trị ung thư, những cái bắt tay mới giữa công nghệ và ngành y tế, và tương lai của công nghệ chỉnh sửa gen là những diễn biến đáng quan tâm trong lĩnh vực y khoa và chăm sóc sức khỏe trong năm 2019.

Sau những tín hiệu lạc quan năm 2018, giới khoa học và nghiên cứu kỳ vọng sẽ đạt được nhiều bước tiến và đột phá mới, tìm được giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại bên cạnh những thành tựu của năm ngoái.

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 1.

2018 là một năm đáng nhớ của nghiên cứu ung thư, với nhiều bước tiến mới trong việc chẩn đoán và điều trị nhiều loại ung thư khác nhau, cũng như các đột phá trong chăm sóc sức khỏe cho những người đã vượt qua được ung thư.

Theo tạp chí Forbes, hai lĩnh vực được trông đợi có bước tiến mới trong năm 2019 là liệu pháp miễn dịch (immunotherapy) trong điều trị, và sinh thiết lỏng (liquid biopsy) trong chẩn đoán ung thư.

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 2.

Tế bào T tiếp cận, tấn công và phá hủy tế bào ung thư

Liệu pháp miễn dịch là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2018, khi hai nhà khoa học tiên phong trong nghiên cứu phương pháp này được vinh danh với giải Nobel y sinh, và nhiều phương pháp trị liệu miễn dịch cho các loại ung thư khác nhau được phê chuẩn, chẳng hạn CAR-T, liệu pháp nâng cao khả năng phát hiện và diệt trừ tế bào ung thư của những tế bào hệ miễn dịch.

Ngoài ra, các phương pháp vẫn đang trong quá trình nghiên cứu như trị liệu bằng tế bào lympho thâm nhập khối u (TIL) cũng đạt được nhiều bước tiến. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI) đăng trên tập san Nature Medicine hồi tháng 6-2018, TIL đã được ứng dụng thành công để loại bỏ toàn bộ khối u của một người phụ nữ bị ung thư vú đã di căn xa, mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc dùng trị liệu miễn dịch trong điều trị ung thư.

Bản chất của liệu pháp miễn dịch trị liệu là ức chế các chốt kiểm soát miễn dịch (immume checkpoint) như CTLA-4 và PD-1, vốn bị các tế bào ung thư lợi dụng để né tránh đòn tấn công của hệ miễn dịch.

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 3.

Tế bào ung thư giao tiếp với phân tử PD-1 của tế bào T, khiến tế bào T hiểu lầm tế bào ung thư là ‘người nhà’ và không tấn công. Việc ức chế PD-1 sẽ giúp tế bào T nhận rõ mặt và tấn công ‘kẻ thù’

Tuy nhiên, một số nghiên cứu trong năm 2018 cho thấy không phải bệnh nhân nào cũng có phản ứng khi được áp dụng các liệu pháp ức chế CTLA-4 và PD-1. Giới nghiên cứu kỳ vọng sẽ tìm được câu trả lời cho vấn đề này trong năm 2019 bởi tầm quan trọng của nó: phương pháp trị liệu miễn dịch rất đắt đỏ, do đó, nếu biết được nó không có tác dụng ngay từ đầu, bệnh nhân sẽ đỡ phải tốn chi phí xét nghiệm điều trị không cần thiết.

Trong khi đó, giới nghiên cứu trị liệu miễn dịch cũng sẽ phải giải quyết một thách thức khác trong năm 2019: sinh thiết lỏng thực sự có thể làm được gì, và nó có thể trở thành một phương pháp chẩn đoán ung thư được chấp nhận rộng rãi hay không?

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 4.

Sinh thiết lỏng là phương pháp xét nghiệp ung thư không xâm lấn, nhanh, ít đau (chỉ lấy một mẫu máu để xét nghiệm nhằm tìm ra ctDNA của tế bào ung thư), giúp hạn chế rủi ro về mặt thủ thuật và đau đớn của bệnh nhân so với sinh thiết mô.

Theo NCI, sinh thiết lỏng là xét nghiệm thực hiện trên mẫu máu của bệnh nhân để tìm tế bào ung thư, trên cơ sở tế bào ung thư của khối u hoặc một phần ADN của tế bào ung thư có lưu thông trong máu.

Phương pháp này có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu, giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị cũng như theo dõi việc điều trị có kết quả thế nào, hoặc phát hiện nếu khối u quay trở lại.

Theo Forbes, thị trường xét nghiệm bằng sinh thiết lỏng đã bùng nổ trong năm 2018 và dự đoán sẽ đạt giá trị 2 tỉ USD/năm kể từ năm 2022.

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 5.

Phương pháp chẩn đoán ung thư không xâm lấn này được kỳ vọng bởi nó cho phép người ta có thể liên tục thực hiện các xét nghiệm đơn giản hơn, rẻ hơn và nhanh có kết quả hơn các phương pháp khác.

Tuy nhiên, thách thức của năm 2019 đối với các công ty và nhà nghiên cứu trong phương pháp này là độ chính xác của sinh thiết lỏng. Trong một tình huống cụ thể năm 2018, xét nghiệm của hai công ty hàng đầu trong lĩnh vực này cho ra kết quả khác nhau, dù thực hiện trên cùng một mẫu.

Các nhà nghiên cứu cũng sẽ phải dành năm 2019 để cung cấp thêm bằng chứng rằng sinh thiết lỏng thực sự là một phương pháp đáng tin cậy, trong bối cảnh Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO) hồi tháng 3-2018 phát đi khuyến cáo rằng chưa có đủ bằng chứng để khuyên dùng phương pháp này cho cả việc chẩn đoán lẫn theo dõi ung thư.

"Hi vọng năm 2019 sẽ làm rõ hơn việc các xét nghiệm sinh thiết lỏng có thực sự phù hợp để chẩn đoán ung thư không, và liệu ASCO có thể sẽ thay đổi lập trường của họ về nó hay không" - tác giả Victoria Forster viết trên Forbes.

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 6.

Một mảnh ghép không thể không nhắc đến trong bức tranh khoa học sức khỏe năm 2018 là CRISPR, công cụ chỉnh sửa gen mà nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê tuyên bố đã sử dụng để chỉnh sửa gen trên phôi và tạo ra hai em bé chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới.

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 7.

Công trình này đã bị giới khoa học phản đối vì tính vô đạo đức của nó, Tổ chức Y tế thế giới cũng tuyên bố sẽ thành lập một ủy ban để nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn trong công nghệ chỉnh sửa gen.

Báo Los Angeles Times chọn CRISPR là 1 trong 9 vấn đề khoa học đáng chú ý trong năm 2019, và trong đó công trình của Hạ Kiến Khuê sẽ đóng vai trò trung tâm. Giả định rằng hai em bé chỉnh sửa gen đã thực sự được sinh ra, cộng đồng khoa học sẽ theo dõi sức khỏe của chúng để xem việc chỉnh sửa gen có để lại tác động xấu không mong muốn nào không.

Những mảng tối xoay quanh câu chuyện em bé chỉnh sửa gen không có nghĩa các nghiên cứu trong công nghệ này sẽ dừng hẳn. Trái lại, Nhật đã ban hành quy chuẩn quốc gia về chỉnh sửa gen, trong đó cho phép các nhà nghiên cứu dùng công cụ này trên phôi người, miễn là phôi không được phát triển thành bào thai và sinh ra em bé.

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã cấp phép cho Công ty Editas Medicine thí nghiệm dùng CRISPR để chữa một chứng bệnh về mắt hiếm gặp ở người.

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 8.

Một tin đáng kỳ vọng khác trong năm 2019: ngày 29-12, báo Sydney Morning Herald đưa tin các nhà nghiên cứu Viện Francis Crick (London, Anh) dự kiến tiến hành phương pháp điều trị ung thư bằng cách cấy ghép tế bào miễn dịch của người khỏe mạnh vào bệnh nhân trong năm 2019. Nhóm nghiên cứu này còn muốn thiết lập một "ngân hàng miễn dịch" để lưu trữ tế bào có khả năng chống chọi bệnh tật.

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 9.

Tế bào ung thư giao tiếp tế bào miễn dịch T, khiến tế bào này bất hoạt (nhận lầm tế bào ung thư là ‘người nhà’). Liệu pháp miễn dịch giúp ngăn chặn tế bào ung thư giao tiếp tế bào T (tế bào T sẽ xác định tế bào ung thư là ‘địch’

và tấn công tiêu diệt).

GS Adrian Hayday, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng triển vọng của phương pháp này là các nhà khoa học và bác sĩ sẽ giống như kỹ sư, "nâng cấp" hệ miễn dịch bệnh nhân thay vì "dội bom" hóa chất vào cơ thể họ thông qua phương pháp điều trị thông thường là hóa trị. GS Hayday cho rằng trong cơ thể có các tế bào "sát thủ ung thư", và hoàn toàn có thể lập ngân hàng lưu trữ chúng và cấy ghép cho người cần. "Anh gọi ngân hàng và họ sẽ giao tế bào đến cơ sở y tế chỉ vài giờ trước khi phẫu thuật cấy ghép bắt đầu" - Sydney Morning Herald trích lời GS Hayday.

Trước đây các nhà khoa học vẫn cho rằng không thể ghép tế bào miễn dịch của người này cho người khác vì hiệu quả điều trị sẽ không còn vì phải cho bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn cơ thể đào thải tế bào mới. Song đến năm 2018, giới khoa học nhận thấy tế bào miễn dịch có thể "sống khỏe" trong cơ thể người khác, mở đường cho việc cấy ghép tế bào miễn dịch.

           

Những kỳ vọng cho ‘điều trị tốt hơn’ - Ảnh 10.

 

 
YÊN LAM
 
TƯỜNG VY & PHƯƠNG THANH
 
BẢO SUZU

Bài mới hơn

Bài viết cùng chuyên mục