Tin kinh tế

Bóc tách từng công đoạn gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn, cho hay trong thời gian tới, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan này sẽ tập trung tham mưu cho Chính phủ theo 3 hướng cơ bản...

 

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng /// Ảnh: Ngọc Thắng
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng
ẢNH: NGỌC THẮNG
 
 
Ngày 10.9, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (gọi tắt Hội đồng tư vấn) phối hợp với Liên minh Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (GAFT) và Tổng cục Hải quan tổ chức hội nghị toàn thể "Bước kế tiếp trong tạo thuận lợi thương mại tại VN".
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn, cho hay trong thời gian tới, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), cơ quan này sẽ tập trung tham mưu cho Chính phủ theo 3 hướng cơ bản: Thứ nhất, phải xây dựng thành công chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số, lấy người dân, DN làm trọng tâm. Đây sẽ là giải pháp giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không chỉ nhanh mà còn bền vững và đặc biệt là đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, hiệu quả - điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi thương mại.
Thứ hai, cải cách phải tạo ra sự cắt giảm thực sự các rào cản hiện tại. Theo ông Dũng, vừa qua Hội đồng tư vấn đã công bố lần đầu tiên Bộ chỉ số về chi phí tuân thủ  thủ tục hành chính (APCI) nhằm tiến tới bóc tách từng nguyên nhân, công đoạn, khu vực, hành vi gây tốn kém chi phí của DN. Từ năm thứ hai, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân chủ trì vận hành quá trình đo lường này vì APCI là tiếng nói thực tiễn của DN.
Hướng đi thứ ba là học hỏi, áp dụng các kinh nghiệm hay của quốc tế đã được thực hiện thành công và hiệu quả để rút ngắn thời gian cho VN.
Ông Eric Miller, cố vấn cao cấp của GAFT, cho hay GAFT đã chọn VN là quốc gia đang phát triển đầu tiên ở châu Á để hỗ trợ thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO (WTO TFA) bằng cách giới thiệu hệ thống bảo lãnh thông quan hiện đại áp dụng cho các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Tại VN, việc triển khai hệ thống thông quan hiện đại sẽ là cơ sở giải quyết vấn đề quản lý nhà nước về hàng hóa.
Theo TNO

Bài mới hơn

Bài viết cùng chuyên mục